Thursday, May 21, 2015

Journey of the funemployment family

Hội An   Hinh ảnh: Hoangdungdc
            

Mới chớp mắt đó mà đã bốn mươi năm kể từ tháng tư đen 1975 đến bây giờ. Thoát qua đây rồi, đầu tắt mặt tối, học hành, lấy vợ đẻ con, lo gầy dựng gia đình. Vụt một cái hết một đời người. Sắp cuối đời lại đau ốm bệnh hoạn, thiệt tình...

Thiên hạ hỏi: có nhớ nhà nhớ nước không? có về VN lần nào chưa?
Ờ há, sao mình không thấy nhớ nhà nhớ nước, cũng chẳng thấy có cái gì thôi thúc khiến mình muốn trở về nơi chôn nhao cắt rún vậy kìa!
Nhưng mà kỳ này thì phải về thôi. Nhỏ em bên Đức một hai bảo phải về kẻo không còn kịp nữa. Mà kịp cái gì mới được chứ ?!
Ông anh Cả, cả nữa thế kỷ không gặp. Hai đứa em "một mẹ khác cha" mới tìm ra tung tích. Sẳn thằng cháu con ông anh Cả đám cưới đầu tháng Giêng. Mình thì lại về hưu đã mấy năm nay rồi. Rảnh rang quá chừng. Bao nhiêu lý do đó đủ động lực chưa ta?
Ba đứa nhỏ nghe nói về Việt Nam sum họp đại gia đình, cũng nhao nhao đòi theo, thế thì càng vui. Chuyện ngàn năm một thuở chứ chơi sao. Con cái nay đã đủ lông đủ cánh, cao bay xa chạy. Hai đứa con gái nhỏ ở tuốt bên Cali, mỗi lần muốn gặp phải đợi lễ lạc, mong ngóng, sót cả ruột, thấy tội nghiệp cho cái thân già này quá chừng. 
Nhỏ gái lớn, sau nhiều năm đi làm, căng thẳng quá nghĩ sở luôn cho đở nhức đầu, nay đang vừa làm vừa chơi. Nhỏ gái út đeo đuổi sự nghiệp điện ảnh, mộng làm nhà sản xuất nhiều năm rồi chưa thành, đang vừa chơi vừa làm. Nhỏ gái giữa đang đi làm, công việc không được vừa ý lắm, cũng quyết định "quit Job" đi chơi cho đả, rồi về tính sau. Tuổi trẻ bây giờ học hành ra trường có bằng cấp, đi đâu, chừng nào xin việc mà chả được, hơi đâu mà lo. Bà vợ thì mới năm mươi mấy tuổi, cũng theo đà ở nhà chơi luôn. Thế là cả nhà kể như  thất nghiệp (unemployment). Thất nghiệp mà vui quá (fun) thôi đặt luôn cho cái tên là Funemployment family vậy ha..ha...
 Vậy chuẩn bị đi chơi nghen.


Mua năm cái vé về VN, cũng hơi nặng vốn, nhưng... "dân chơi đâu sợ mưa rơi" (nói kiểu trong nước bây giờ), sẽ còn tốn kém nhiều...từ từ..rồi sẽ kể cho các bạn nghe nhé. 
Đặt chân xuống phi trường Tân Sân Nhất không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm, cảnh vật chẳng khác gì các nước "văn minh tiên tiến" thời nay.  Có thằng cháu ngoại của ông anh Cả làm việc tại phi trường, lo toan mọi bề nên khi nhập cảnh chẳng gặp khó khăn như người ta đồn thổi.
Giữa đám đông trộn rộn đó, tôi bỗng nhìn thấy một người con gái nhỏ bé, tóc “demi garçon”, đằng sau cặp kiếng cận, có đôi con mắt đang mở to nhìn tôi, ôi sao tôi cảm thấy thân thương lạ thường. Xưa nay mọi người kể cả tôi vẫn đinh ninh tôi là "cục đá" nhưng cục đá hôm nay đã chảy tan ra rồi.

Người con gái nhỏ bé ấy là em gái cùng mẹ khác cha của tôi, lần đầu hội ngộ. Năm nay cũng đã gần sáu mươi, dáng vẻ sao trông vẫn thấy còn ngây thơ… khờ khạo(?). Không hiểu sao mà trong lòng tôi cứ cảm thấy như thế, hay là tại tôi muốn kéo lại cái khoảng cách sáu mươi năm. Cái khoảng cách mà lúc mẹ tôi còn ôm tôi vào lòng, còn mớm cơm cho tôi ăn...rồi đành đoạn bỏ 3 anh em chúng tôi lại cho bố tôi, và ôm cầm sang thuyền khác.  Nói là không oán trách, nói là không mong muốn, nhưng không phải thế đâu...vẫn có đâu đó nỗi mong chờ, vẫn có đâu đó lòng ai oán.

 Suốt 6 tuần l ở Việt Nam, nhìn đất nước thay đi đến ng ngàng. Tôi cứ như người đi trong mơ. Gặp gỡ bạn bè Taberd, họ lôi tuốt tôi về quá khứ được một đoạn của thời niên thiếu thật vui. Gặp lại nhiều đồng nghiệp Đài Truyền Hình số 9, nhắc nhở chuyện xưa nay, cũng vui được "một vài trống canh". Lê bước khắp mọi nơi, từ Nam chí Bắc thấy phong cảnh quê hương quả là "Giang Sơn Gấm Vóc". Người ta nói đất nước bây giờ toàn là "phồn hoa giả tạo" tôi thà chọn phồn hoa giả tạo còn hơn phải nhìn thấy đất nước ngày càng tang thương.
Cả nhà tôi năm người ăn cơm bình dân, no, ngon miệng tốn khoảng 6 Dollars, bạn bè và tôi gồm 4 đứa ăn một buổi tối không lấy gì làm thịnh soạn lắm, tuy nhiên cũng rất ngon, tốn mất 200 Dollars. Bạn thấy cái sự khác biệt không? gần 40 lần! Nói thế có nghĩa là cở nào cũng sống được với hiện tình đất nước ngày nay.
Chúng tôi về lần này, cô em gái (mới) phụ trách chổ ở, vì trục trặc sao đó nên cả gia đình chúng tôi 5 người, ở tạm vài hôm trong một phòng trọ 10 Dollars một ngày, tức 2 Dollars một người, có nhà tắm phòng vệ sinh riêng tuy nhỏ nhưng sạch sẽ đàng hoàng, nằm trong một khu phố khang trang trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự cũ) gần đài truyền hình Việt Nam, nay đã được tân trang xây cất to lớn hẳn lên (làm kỷ niệm những ngày xưa cũ lại ùn ùn kéo về cùng tôi). Lúc này nhà nào, sửa sang xây cất lên một chút, cũng có thể biến thành nhà trọ, đua nhau cho mướn nên giá cả rất rẻ.  Căn phòng hơi nhỏ đối với 5 người chúng tôi, thoạt đầu mấy cô con gái tôi tỏ ra hơi khó chịu, nhưng cuối cùng tìm ra "chân lý" rằng: đã lâu gia đình chúng tôi đã không gần gủi được như thế, như những ngày chúng còn nhỏ dại, tối nào cũng giả vờ con bịnh, con sợ sấm sét, rồi chen chúc dành ngủ với bố mẹ trên chiếc giường đôi nhỏ hẹp, cuối cùng nhà thì ba bốn phòng ngủ, mà bố mẹ lại phải xuống đất nằm, nhường giường cho ba cô công chúa nhỏ như cái kẹo, đang nhắm mắt lim dim giả vờ ngủ say, để bố mẹ khỏi đuổi về phòng. Trong khi đó bạn tôi đang ở khách sạn Continental bốn năm sao ở đường Đồng Khởi (Tự Do) mất mấy trăm Dollars một đêm nhưng chắc chẳng được vui như chúng tôi.
Sau khi đi lanh quanh thăm viếng và dự đám cưới người cháu con ông anh Cả ở Cần Thơ hết mấy ngày, chúng tôi quyết định cùng toàn thể gia đình gồm 13 người làm một chuyến xuyên Việt 12 ngày từ Saigon xuyên qua các tỉnh miền Trung, Bắc lên đến Sapa.
Chuyến đi xuyên Việt tuy mệt, nhưng thật đáng bỏ công, biết bao là kỳ quan, danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời. Có rất nhiều người cả đời không có cơ hội nhìn ngắm đất nước Việt Nam xem nó như thế nào! Dù sao đối với tôi cũng nên đi một lần để tận mắt trông thấy để  lại một lần nữa muốn kêu lên ôi “Giang Sơn Gấm Vóc” và cũng muốn mượn lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà rằng “cầu mong đất nước vượt ngàn gian nguy…. tình dâng cho núi sông…”
 (trong phạm vi bài này không thế nói lên hết được từng nơi, từng chốn đã đến sorry nhé các bạn)

Tuy nhiên ngoài những cảm xúc dâng tràn, có đôi lúc cũng nên đi vào thực tế một chút như có dịp đi ngang qua thành phố Đà Nẳng, quả đúng như tin đồn. Biển đẹp tuyệt, thành phố sạch sẻ, cao ốc cùng khắp, mua bán phồn thịnh, Wifi phủ sóng toàn thành phố miễn phí, đi đâu cũng gặp mấy cái biển "Cấm Ăn Mày" "Cấm Bán Hàng Rong".  Người chủ động, quyết tâm thay đổi bộ mặt mới cho Đà Nẳng, tiếc thay nay đã qua đời, kèm theo những khen chê, thị phi khó hiểu!  Người "thừa kế" biết có cùng lập trường cùng chủ trương hay không, đành chờ xem vậy.
Hà Nội 36 phố phường nay còn đâu! Người đâu sao đông thế. Vào một buổi tối trong tuần, như thường lệ các con đường nhỏ của các phố cổ cấm xe chạy, dành cho du khách tản bộ. Du khách chẳng có mấy ai, thấy toàn những người trẻ tuổi ngồi uống cà phê trên lề đường tăm tối, ngồi tràn xuống cả lòng đường, mất cả lối đi, chen chúc lúc nhúc như một "bầy ruồi" nhiều đến kinh hồn.
Riêng Hồ Tây vẫn còn mênh mông lắm. Rời khỏi Hà Nội trong lòng tôi chỉ còn "mênh mông Hồ Tây" thôi các bạn ạ.
Sapa mùa đông ngập trong sương mù, chẳng thấy gì, đường xe chạy lên núi thật nguy hiểm, chắc chẳng bao giờ muốn trở lại.  Chổ mặt đất hội ngộ "Chợ tình" xưa kia, nên thơ gần gủi đất trời bao nhiêu, thì nay được xây cất thành một "Quảng Trường" rộng lớn, trơ trẻn, chắc chẳng một ai còn muốn đến để  làm gì!
Bay về Saigon ăn Tết. Đường xá vắng vẻ, chợ hoa nhộn nhịp, viếng thăm họ hàng. Lòng nặng trĩu với "cốt nhục tình thâm".
Việt Nam ngày nay tốt xấu, chắc đã có nhiều người nói đến, có nói thêm cũng thừa, hẹn các bạn kỳ sau trong câu chuyện "Cốt Nhục Tình Thâm" nhé.
tháng 4, 2015 (viết thay cho Hoàng Cung Fa)



Tam cô nương họ Hoàng

Hoangdungdc

Thursday, May 14, 2015

Một câu chuyện không có buổi ăn tối

Hình ảnh: Nguyễn Hà



Đang và cơm, Nguyên chợt vội đặt bát cơm xuống, nóng ruột với tay lấy cái điện thoại gọi cho Bìm Bịp:

 - em à anh nghĩ ra rồi, ngày mai mình sẽ ăn bánh mì thịt, anh vừa mua một ổ bánh mì ở SAFEWAY to như con bò em ạ, rồi buổi chiều mình sẽ ăn tôm lăn bột chiên, tôm hôm nọ em mua mà mình chưa làm, anh cũng đã hầm một nồi xương để em nấu mì, à anh còn có sà lách sẽ trộn cho em ăn, em thấy sao có được không em?



Nguyên nói một hơi làm Bìm Bịp không biết đâu mà lần. Menu Nguyên đưa ra Đông Tây đề huề. Bàn qua tính lại chưa ngã ngũ thì Nguyên lại nói:

- thôi nhé anh phải đi ăn cơm tiếp đây

Nguyên cảm thấy lòng rộn ràng quá như thể không đợi được đến buổi hẹn ngày mai.



Thế rồi hai đứa cùng ăn “Brunch” có nghĩa là Breakfast cộng với Lunch bằng bánh mì thịt nguội mua ở  SAFEWAY to như…cái xe tăng.

- Ủa hôm qua anh nói với em là bánh mì to như con bò mà sao hôm nay lại to như cái xe tăng?

- À tại anh nghĩ lại rồi cái xe tăng nó to hơn con bò em ạ.
Bìm bịp cười khúc khích
- Anh này thiệt tình, lúc nào cũng làm em cười.

Ăn bánh mì, uống cà phê xong, anh lại bảo:

- em ơi vào đây anh cho em xem “American Idol” hôm qua anh vừa xem, chúng nó hát hay “kinh khủng” em ạ.

 Thế là hai đứa ngồi xem American Idol hết cả tiếng đồng hồ, với giọng sôi nổi anh vừa khen vừa phê bình cứ loạn cả lên, không thấy Bìm Bịp nói gì anh hỏi:

- em có thích xem American Idol không em?

 Bìm Bịp trả lời:

- có chứ

- nhưng sao anh không thấy em xem gì cả? 

- tại anh không nhắc em

– À hôm nọ em hỏi cái đĩa Blue Ray em đã làm được chưa?

– Chưa anh ạ

 Thế là lại lay hoay set up Blueray system, thế rồi xem Les Miserables, thế rồi install cái Audition program, lại phải học cách xữ dụng, phải làm bài tập điên cả đầu.

 À còn cắt tóc nữa chứ. Bìm Bịp mãi vẫn không hiểu tại sao Nguyên lại dám giao cái đầu cho Bìm Bịp “gọt”.  Cũng may là Nguyên không trông thấy phía sau, vài ngày tóc lại mọc dài ra chứ có gì mà lo.

 - Mình ra ngoài hiên cắt tóc anh nhé 

 - Ừ gió mát quá

 Nhìn thấy Bìm Bịp bước ra sân, cái Phong Linh vội lên tiếng:

 - leng keng… leng keng…

 Như muốn nói với Bìm Bịp rằng:

 - Chào bạn, hôm nay mới được gặp lại bạn, cả một mùa Đông bạn cứ trốn trong nhà, nghe lén tôi nói chuyện với anh chàng gió có đúng không?

Bầy cá đỏ, cá cam dưới ao cũng vui mừng trồi lên, trông chúng nó lớn quá, chắc cả một mùa Đông ngủ vùi, chẳng còn nhớ tới ai đâu nhỉ?

 Mấy con chim ríu ra ríu rít chuyền từ cành này sang cành khác, thỉnh thoảng ngừng lại, nghiêng tai nghe lén Nguyên nói chuyện với Bìm Bịp:

- Mình gặp nhau muộn quá phải không em?

- Không em chẳng thấy muộn tí nào

- Mình đã già thời gian còn ít quá

- Em chẳng thấy mình già tí nào

 Thời gian không có nghĩa gì cả, một ngày bình yên và hạnh phúc thì bằng cả vạn ngày sống trong vô nghĩa, có đúng không?

Lay hoay… rồi chuyện này chuyện nọ.. mới đó đã hết giờ rồi, đành phải chia tay làm sao ăn tối đây !!!!

Hoangdungdc

Nguyễn Hưng Quốc





Một Vài Cái Hay Cái Dở Trong Buổi Nói Chuyện Về
Cái Hay Trong Thơ Dở Và Cái Dở Trong Thơ Hay của Nguyễn Hưng Quốc
Hoàngdungdc  (July 8,2012)

Hôm nay dù thời giờ rất eo hẹp, tôi cũng cố gắng đến tham dự buổi  sinh hoạt Văn Học và  Âm Nhạc của Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc & Giáo Sư Hoàng Ngọc Tuấn, đến từ Úc Châu.  Đặc biệt với Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, người mà tôi thường theo dõi những gì ông đã viết từ bấy lâu nay.
Buổi nói chuyện do cở sở Cỏ Thơm & Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức, tại Jewish Community Center of Northern Virginia,vào ngày Chủ Nhật 8 tháng 7, 2012 - lúc: 1:30 pm
Tôi tới hơi trễ, chương trình đã bắt đầu, hội trường rất đông người, có lẽ hơn sự mong muốn của ban tổ chức. Trên sân khấu đã có mặt các văn nhân thi sĩ HồngThủy, Phan Khâm, Trương Vũ trong vai trò phụ diễn với diễn giả.  Người điều khiển chương trình là anh Phan Anh Dũng. Mọi người đã an vị và có vẻ sẳn sàng cho buổi nói chuyện nhiều hứa hẹn này.

Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc được mời phát biểu. Ông đã nói về đề tài : “Cái hay trong thơ dở và cái dở trong thơ hay”. Ông bắt đầu câu chuyện, rào đón trước sau với giọng khôi hài, nhưng khán giả chưa hưởng ứng vội.  Tôi chú ý tới giọng địa phương của ông.  Quả như ông đã từng cho biết, ông không thích giọng nói của ông. Tôi cũng vậy !
Đi vào đề tài, nội dung tuy không mới lắm, nhưng cũng nên nghe, ông rất uyên bác, ông giải thích rất cặn kẻ, với giọng điệu của một giảng sư, mong muốn người nghe hiểu thấu đáo. Tất cả mất 45 phút. Đúng thời lượng của một bài giảng trong lớp học.
Tôi thiết nghĩ, với đề tài đó, với phần nội dung đó, ông có thể tóm gọn lại trong vòng 15 phút, dành thời giờ cho các phụ diễn và khán giả đang ngồi chờ “ khai chiến”. Sau đó trong lúc “chiến đấu” ông vẫn có thể khai triển thêm ý trong bài ông vừa nói.  Đối thoại trực tiếp và ăn ý giữa diễn giả và những người phụ diễn, tung hứng nhịp nhàng sẽ làm cho đề tài sống động hơn, dễ nhớ hơn.
Nhưng rất tiếc, qua hơn 15 phút, tôi nhận thấy cả khán giả và những người phụ diễn đều đã bắt đầu “lo ra”, cho nên khi ông chấm dứt phần nói chuyện, thay vì sẽ cùng tung hứng với những người phụ diễn, thì chương trình lại chuyển hướng xuống khán giả. Khán giả được mời phát biểu và đặt câu hỏi. Vì thế cho đến lúc này, tôi và một vài khán giả tự hỏi “Không biết những người phụ diễn đang ngồi trên đó để làm gì?”

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích xung phong phát biểu trước theo chiều hướng của đề tài Nguyễn Hưng Quốc vừa nói, có nghĩa là nhấn mạnh thêm những điều ông đã nói rất rạch ròi trong 45 phút vừa qua. Tiếp theo có vài khán giả đặt một số câu hỏi bên lề. Câu hỏi đặt ra có vẻ hơi gay gắt(!). Lập tức người dẫn chương trình chuyển mục tiêu lên sân khấu, nơi có các người phụ diễn đang ngồi chờ.  Nhưng lại rất tiếc vì thời giờ không cho phép, vả lại còn phần phụ diễn văn nghệ đầy hứa hẹn sẽ do giáo sư Hoàng Ngọc Tuấn và một số đông nghệ sĩ địa phương phụ trách, mà khán giả đang chờ để thưởng thức, nên nhà văn Hồng Thủy và nhà Thơ Phan Khâm mỗi người đã phải vội đặt một câu hỏi có tính cách “chung chung” và đã được Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc trả lời một cách rất “huề vốn”.

 Còn một điểm cuối cùng nữa là dường như ban tổ chức đã không nghĩ đến việc giới thiệu đến độc giả cuốn “ Phản Tỉnh và Phản Biện” của Nguyễn Hưng Quốc mà thứ bảy tuần trước dù thời giờ eo hẹp, tôi cũng đã làm được một việc vô cùng lý thú... Câu chuyện như thế này:

Từ nhiều tháng trước nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình đã vui vẻ nói với tôi rằng:
 -Nguyễn Hưng Quốc sẽ từ Úc qua và sẽ có buổi họp mặt tại nhà Thanh Bình, Hoàng Dung nhớ tới chơi nha
Và tôi đã vô cùng nôn nóng mong cho đến ngày được gặp.
Chờ. . . ngày hẹn là thứ bảy 30 tháng 6, 2012 lúc 4 giờ chiều, thì. . . thứ Sáu trước đó một ngày, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và các vùng phụ cận, Virginia và Maryland bị một trận cuồng phong đổ ập tới. Theo báo chí thì có tất cả gần 4 triệu người đã sống trong bóng tối của buổi tối, và sống trong nóng bức của buổi sáng. Không có điện, không có phone không có internet trong 4 ngày, quả là một sự kinh hoàng của thời buổi hiện đại này. Tôi chợt nghĩ “Nguyễn Hưng Quốc dữ dội quá, mang cả một trận cuồng phong tới”.
Sáng thứ bảy tôi có việc ra khỏi nhà, gọi thử Nguyễn Thị Thanh Bình không thấy trả lời, để lại lời nhắn 
- Thanh Bình ơi, có postpone Nguyễn Hưng Quốc lại không?
   Rồi cảm thấy buồn !

Vui quá, vài tiếng đồng hồ sau Thanh Bình gọi lại:
- Hoàng Dung nói gì lạ vậy, Thanh Bình mời sáu bảy chục người làm sao bỏ được?
Thì ra gần 4 triệu người không có điện, riêng nhà Thanh Bình vẫn có điện.
Tôi lại nghĩ “ Nguyễn Hưng Quốc này lạ thật!”
Như đã nói thời giờ của tôi rất eo hẹp, lúc đó đã hơn 4 giờ, tôi chỉ còn gần hai giờ đồng hồ dành cho Nguyễn Hưng Quốc. Tôi tính nhẩm từ chỗ tôi tới nhà Thanh Bình mất nữa tiếng, ở đó 60 phút và  sẽ trở về nhà đúng 6 giờ như đã hứa.
Nhưng ,“mưu sự tại nhân mà hư sự thì tại không có điện” khiến giao thông bị tắt nghẹn, thời gian tính của tôi  bị trật đường rầy. Còn một trở ngại nữa là tôi không nhớ địa chỉ của Thanh Bình, chỉ vì cái tội cái gì cũng ỷ lại vào “high tech”, công cụ tối tân định vị toàn cầu là cái GPS mà sáng nay vì vội quá tôi đã quên không mang theo. Tôi chỉ nhớ mang máng đường đến nhà Thanh Bình, kêu cứu bằng điện thoại thì không ai trả lời. Thôi thì cũng đành “ nhắm mắt đưa chân ” vậy! Tới đâu hay tới đó.
May quá Bạch Mai gọi lại chỉ đường một cách… không chính xác, nhưng tối thiểu cũng biết đó là đường: “Rose Land. Nhà đẹp như một công viên ngay đầu ngỏ”.

Thời gian của tôi không còn nhiều, nhưng cứ đi, sao đi mãi mà không thấy Rose Land thế này?  Tôi thấy Lee Chapel. Ôi thôi !!! Hình như đi xa quá rồi.  Mất kiên nhẫn, tôi quay đầu xe trở về. Nhưng… còn lời hứa với Thanh Bình? Còn Nguyễn Hưng Quốc mà tôi muốn “thấy” thì sao?  Không được, tôi quay đầu xe trở lại tiếp tục đi. Nhưng… còn lời hẹn có mặt ở nhà lúc 6 giờ chiều thì sao? “U turn” rồi lại “U turn”…Thật khó mà tin là tôi đã lập đi lập lại như thế tới 4 lần.  Cuối cùng thì tôi quyết định sẽ không ngó đồng hồ nữa, sẽ đi đến khi nào thấy “ Rose Land” mới thôi...
Ơ kìa! Thật lạ lùng trước mắt tôi là Rose Land. Tôi quẹo vào sân lúc 5:55 phút. Vào nhà, chưa có mấy ai đến. Chị Hợi phu nhân của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, triều mến nắm tay tôi, tôi cầm lên cuốn “Phản Tỉnh Và Phản Biện” của Nguyễn Hưng Quốc, mọi người nói:
 - Hoàng Dung mở hàng đó nha, chắc đắt hàng lắm đây. 
Nguyễn Hưng Quốc đang cùng mọi người ngồi ngoài hiên trong một buổi chiều xanh mướt.
Tôi đến đứng sau lưng xin chữ ký.
 - Chị tên gì? 
 - Thưa Hoàng Dung
Nguyễn Hưng Quốc nghiêng nửa người ngoái lại nhìn tôi nói:
 - Chị còn trẻ, tôi chỉ ghi tên thôi nhé  (nghĩa là không có chữ chị đằng trước cái tên)
Tôi muốn nói với Nguyễn Hưng Quốc rằng:
  - Tôi nhỏ hơn tuổi thật của anh và lớn hơn tuổi trên giấy tờ của anh.
Tiện thể GS Hoàng Ngọc Tuấn cũng tặng cho tôi chữ ký của ông bên cạnh đó. 
Tôi lập tức rời khỏi mọi người. Về đến nhà lúc 6:15 chiều. Trể 15 phút!
Tối đó, trong không gian tối đen và nóng bức, tôi đã thắp nến đọc tác phẩm của anh.  Dưới ánh nến leo lét, câu chuyện dài 360 trang đã cuốn tôi mất hút vào trong đó cho đến khi không cần ánh sáng của ngọn nến nữa.
Vậy mà trưa nay, tôi hơi thất vọng!





Hình ảnh: Hoangdungdc